Improve checkout flow of Tiki.vn
Project: Thiết kế lại form đặt hàng của Tiki
Mục tiêu: Tăng usability của form đặt hàng, tăng conversion rate
Scope: 
  • Tiki.vn website (desktop version)
  • Flow bắt đầu tại thời điểm user quyết định đặt mua hàng sau khi đã lựa hàng xong (nhấn nút “Tiến hành đặt hàng” tại shopping cart), kết thúc tại thời điểm đặt hàng thành công (order placed)
  • Giữ nguyên visual style hiện tại của Tiki
  • Nếu không thực sự cần thiết thì không động đến các phần khác của product
Thời gian thực hiện: 2 tuần
Team member: Only me 😄
Mentors: Phowr (Le Quang), Molly Nguyen

Before we start

Về Tiki.vn 
Được thành lập vào 03/2010, Tiki.vn là website thương mại điện tử B2C có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam và cũng là công ty thương mại điện tử B2C được yêu thích nhất.
Tiki.vn cung cấp các sản phẩm bán lẻ thuộc 10 ngành hàng: Sách, Điện thoại - Máy tính bảng, Thiết bị số - phụ kiện số, Điện gia dụng, Nhà cửa đời sống, Làm đẹp - Sức khoẻ, Thiết bị văn phòng phẩm, Đồ chơi - Lưu niệm, Mẹ & Bé, Thể thao. 

Tại sao phải đầu tư vào checkout form?
Khi mua sắm ở thế giới thực, quy trình sẽ diễn ra như thế này: Bạn tới 1 siêu thị/ cửa hàng tiện lợi, navigate xung quanh khu vực mua sắm, nhìn ngắm và lựa chọn hàng hoá cần mua, bỏ những hàng hoá bạn muốn mua vào giỏ hàng. Sau khi lựa đồ xong bạn sẽ ra quầy checkout, ở đó có một nhân viên thu ngân sẽ hỏi bạn có thẻ membership tích điểm không, rồi giúp bạn tính tiền, đóng gói hàng hoá, quẹt thẻ visa, in hoá đơn, trả lời những thắc mắc của bạn, dụ dỗ bạn mua thêm cho đủ 500k để có thể mua sản phẩm với giá ưu đãi của cửa hàng,...
Khi mua sắm online trên các trang ecommerce, quy trình diễn ra cũng tương tự: Bạn tới 1 website, navigate/ search, nhìn ngắm, lựa chọn hàng hoá cần mua, bỏ những hàng hoá bạn muốn mua vào một "giỏ hàng". Nhưng có điều này khác: Ở đây không có quầy checkout nào cả và không có nhân viên thu ngân nào đứng đó để giúp bạn, thay vào đó, để thay thế nhân viên thu ngân, người ta đã sáng chế ra thứ gọi là checkout form 😐

Vậy
Checkout form là thứ đứng giữa user's goal và business's goal:
  • Khi đã chọn xong những hàng hoá cần mua, user muốn checkout để mua chúng
  • Ecommerce site muốn user checkout thành công để bán hàng và có doanh thu
Checkout flow càng nhanh chóng và dễ dàng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu cho cả 2 phía user và business, ngược lại, checkout flow càng khó khăn thì khả năng user bỏ đi càng cao (và càng ít có cơ hội quay lại), kéo theo đó là business không có doanh thu.
Checkout còn là bước cuối cùng trong quy trình đặt hàng của user, một bước cải tiến nhỏ thôi của checkout flow có thể làm tăng conversion rate, và do đó, làm tăng doanh thu của ecommerce site.

1. Research

1.1. Research về checkout form

Sau khi ra quyết định mua hàng, user phải điền những thông tin cần thiết cho quá trình giao hàng và thanh toán như: Email, tên người nhận, địa chỉ, số điện thoại, phương thức thanh toán,… Ecommerce site sẽ dựa vào những thông tin này để tiến hành xác nhận đơn hàng và giao hàng.
Chi tiết hơn về checkout flow
Thông thường, checkout form có 4 phần, có site chia 4 phần này thành nhiều step khác nhau, có site lại hiển thị cả 4 phần này trong 1 trang duy nhất:
  1. Shipping address
  1. Shipping method (Delivery option)
  1. Payment method
  1. Review order
Có site yêu cầu user phải đăng nhập thì mới checkout được, có site cho phép checkout as guest
Có site chia checkout thành nhiều bước nhỏ, có site gộp hết lại thành 1 trang duy nhất

1.2. Research về checkout form của website Tiki.vn (desktop version)

1.2.1. Tổng quan về Flow checkout của Tiki.vn
1.2.2. User research
Cách thực hiện:
  • Tự bản thân trải nghiệm
  • Interview và xem user thực hiện checkout:

Quick & dirty questions/ tasks:
  • Bạn đã mua hàng online/ mua hàng ở Tiki chưa?