Brainstorming - Dự án “Bác sĩ về làng”

Tên gọi

  • “Bác sĩ về làng” hay “Bệnh viện di dộng”

Mục đích

  • Cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết ở mức độ vừa phải cho bà con ở các vùng nông thôn, tuyến dưới. 
  • Ngăn và phòng ngừa các nguy cơ bùng phát dịch cũng như có kế hoạch điều trị, thăm khám sớm ở tuyến trên cho các căn bệnh nguy hiểm.
  • Nâng cao tay nghề và thu nhập cho đội ngũ bác sĩ tuyến tỉnh, huyện, giảm tải cho các tuyến TW, cũng như bớt đi gánh nặng đi lại cho bà con.
  • Dự án có bao gồm mục đích kinh tế” đem lại lợi nhuận cho bác sĩ và bên cung cấp dịch vụ

Hình thức và chức năng cơ bản

  • Tổ chức các hoạt động khám định kỳ theo chuyên khoa (1 tháng hoặc 1 tuần / 1 lần) do các bác sĩ và y tá tuyến trên (tỉnh hay TW?) phụ trách tới tận nơi, ở cả ngày, thăm khám và đưa ra tư vấn.
  • Có những loại máy móc xét nghiệm vừa phải, có thể tiến hành lấy mẫu để gửi đi các trung tâm xét nghiệm cao cấp khác.
  • Bắt đầu bằng các hình thức đơn giản, khám, giới thiệu tuyến trên nếu có vấn đề nhưng không điều trị.
  • Ứng dụng công nghệ: các phần mềm tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân, quản lý lý lịch bệnh, người bệnh có thế gửi yêu cầu trực tiếp tới dịch vụ. Bên quản lý sẽ nhận yêu cầu và bố trí thăm khám, xử lý trong thời gian sớm nhất.
  • Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe, tận dụng cây cỏ thảo dược gần nơi sinh sống để phòng và chữa các bệnh thông thường
  • Giá cả: giá dịch vụ + cân đối để dự án không bị lỗ

Lý do của dự án

  • Nhu cầu khám và chữa bệnh những bệnh thông thường của bà con nông thôn rất cao. Tuy nhiên do bệnh viện tuyến dưới yếu, nhiều trường hợp khám không hiệu quả nên bà con thường phải chọn giải pháp di chuyển lên tuyến trên. Chính vì vậy có tâm lý qua loa, ngại khám bệnh.
  • Lượng bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh hiện thường dư thừa, ít bệnh nhân, thu nhập ít và không có điều kiện trau dồi tay nghề.
  • Cống hiến cho cộng đồng
  • Xuất phát từ dự án “Phà đi khám bệnh” tại các đảo Nhật Bản.

Những khó khăn và yếu tố cần xem xét

  • Tránh việc xung đột lợi ích” 
  • Không lấy đi cơ hội kiếm tiền làm thêm ngoài giờ của bác sĩ
  • Không để các bệnh viện cảm thấy bị cạnh tranh 
  • Không để bà con bị cảm thấy bị lừa và bóc lột. 
  • Không để bên cung cấp dịch vụ bị thua lỗ
  • Ví dụ: Nói nôm na, trong khi bệnh viện tuyến tỉnh bác sĩ dư thừa, mình có thể hợp tác với bệnh viện đưa một số bác sĩ như vậy về khám định kỳ thay phiên ở các vùng quê trong giờ hành chính. Còn lại, các bác sĩ vẫn có những thời gian ngoài giờ làm để duy trì phòng khám tư nhân. Đó chỉ là một giải pháp nho nhỏ  và chưa phải khả thi hoàn toàn.
  • Vốn đầu tư về cơ sở, trang thiết bị
  • Bác sĩ: nguồn nhân lực từ đâu?
  • Các thủ tục về cơ chế, sự chấp thuận của các cơ quan hành chính.
  • Duy trì hoạt động định kỳ không bị thua lỗ
  • Nếu có sự cố thì trách nhiệm sẽ thuộc về các bên liên quan như thế nào? 

Những việc trước mắt cần làm

  • Lập group thảo luận
  • Xin ý kiến đóng góp từ các bác sĩ
  • Khảo sát nhu cầu thực sự từ bà con
  • Tham khảo các mô hình ở nước ngoài
  • Lên bản demo kế hoạch và tính toán bài toán kinh tế
  • Tìm chủ đầu tư
  • Xây dựng các mối quan hệ với giới quản lý y tế tại huyện, tỉnh, hoặc TW. → Đang tiến hành được một phần
  • Xin hỗ trợ bước đầu cho dự án (dự định sẽ xin ý kiến từ quỹ học bổng Honjo vào đầu tháng 10)

Những người đóng góp

  • Kỹ sư IT Trần Quốc Hoàn (Owner)
  • Bác sĩ Nhi khoa-NCH: Trần Hữu Đạt
  • Bác sĩ khoa GMHS-Bv Đức Giang: Nguyễn Thế Long
  • Bác sĩ khoa HSCC-BV bỏng QG: Lê Quang Thảo